Gia chủ không nên bỏ qua những lưu ý khi xây cổng nhà phố này

 Ngoài yếu tố thẩm mỹ, cổng nhà còn tác động trực tiếp đến phong thủy vì vị trí cổng là nơi dẫn khí vào nhà, bảo vệ tổ ấm khỏi các tác nhân xấu cũng như đón tài lộc. Trong bài viết này, Pearlcons sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về việc xây cổng nhà phố đẹp và mang lại nhiều may mắn cho gia đình. Đừng bỏ lỡ nhé!

cổng nhà đẹp góp phần thể hiện đẳng cấp của gia chủ
Cổng nhà phố đẹp góp phần thể hiện đẳng cấp của gia chủ (Ảnh: Internet)

Tác dụng của cổng nhà

Thẩm mỹ

Một chiếc cổng nhà độc đáo, đẹp mắt không chỉ mang lại ấn tượng tốt mà còn giúp tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà. Bên cạnh đó, thông qua thiết kế cổng, người khác sẽ thấy được gu thẩm mỹ và đẳng cấp của gia chủ.

An ninh

Công dụng quan trọng nhất cả cổng nhà chính là đảm bảo an ninh. Những ngôi nhà “kín cổng cao tường” sẽ mang lại cảm giác an toàn và yên tâm cho các thành viên trong gia đình.

Phong thủy

Trong phong thủy, cổng nhà được xem là giới tuyến ngăn cách giữa hai không gian bên ngoài và bên trong. Phía ngoài là khí trường công cộng còn bước qua cánh cổng là vùng từ trường của gia đình và không gian riêng tư. Như vậy, cổng là điểm hai luồng trường khí này chuyển đổi với nhau, nếu bố trí cổng không hài hòa, không đúng phong thủy sẽ ảnh hưởng đến sự hưng vượng, sức khỏe, hung cát của gia đình.

cổng nhà cần được xây dựng đúng phong thủy để mang đến vận khí tốt
Cổng nhà cần được xây dựng đúng phong thủy để mang đến vận khí tốt (Ảnh: Internet)

Lưu ý khi xây cổng nhà phố

Vị trí đặt cổng

Nếu theo đúng quan niệm ngũ hành, vị trí đặt cổng nhà phố đẹp sẽ tùy thuộc vào cung mệnh của gia chủ. Cụ thể như sau:

  • Mệnh Kim: không xây cổng hướng Nam
  • Mệnh Mộc: không xây cổng hướng Tây và Tây Bắc
  • Mệnh Thủy: không xây cổng hướng Tây Nam và Đông Bắc
  • Mệnh Hỏa: không xây cổng hướng Bắc
  • Mệnh Thổ: không xây cổng hướng Đông và Đông Nam

Còn theo quan niệm bát quát, cổng nhà nên được mở để đón dòng nước đến vì dòng nước được coi là tài vận. Vì vậy, gia chủ cần xem xét hình dáng đường ở quanh nhà để xác định hướng mở cổng:

  • Nếu đường bên phải ngắn hơn đường bên trái: mở cổng bên phải
  • Nếu đường bên phải dài hơn đường bên trái: mở cổng bên trái
  • Nếu có bãi đất rộng trước nhà (minh đường): mở cổng ở giữa

Độ an toàn

Cổng nhà phố đẹp thôi là chưa đủ là còn cần đảm bảo độ an toàn. Khi thiết kế cổng, gia chủ cần cân nhắc chọn kiểu dáng và chất liệu thích hợp để có được bộ cổng chắc chắn, mang lại cảm giác vững vàng cho ngôi nhà.

Màu sắc, vật liệu

  • Gia chủ có ngũ hành thuộc Thổ: hợp với cổng nhà có hình dáng vuông vức, tường rào xây gạch đá theo gam màu nâu hoặc vàng.
  • Gia chủ có ngũ hành thuộc Kim: nên làm cổng cong tròn bằng kim loại, màu trắng, xám ghi hoặc bạc.
  • Gia chủ có ngũ hành thuộc Thủy: cổng nhà có hoa văn uốn lượn mềm mại màu đen hoặc xanh nước biển rất hợp.
  • Gia chủ có ngũ thành thuộc Hỏa: hợp cổng màu đỏ, nâu, có nhiều nét nhọn và vát chèo hoặc cổng có mái ngói nhọn.
  • Gia chủ có ngũ hành thuộc Mộc: nên làm cổng bằng sắt hoặc gỗ, trang trí họa tiết 1 lá với nhiều thanh song song và màu xanh lá là hợp nhất.

màu sắc, kiểu dáng, vật liệu phụ thuộc vào mệnh của gia chủ
Màu sắc, kiểu dáng và vật liệu cổng phụ thuộc vào mệnh của gia chủ (Ảnh: Internet)

Kích thước cổng

Thông thường mọi người sẽ dựa theo thước Lỗ Ban để chọn kích thước cổng. Có 2 kích thước cổng tốt nếu chọn theo Lỗ Ban là chiều rộng và chiều cao phải đáp ứng yêu cầu âm – dương, trong đó âm là số chẵn còn dương là số lẻ thì mới tốt lành và mang lại cát tường.

Một số lưu ý về kích thước cổng:

  • Không làm cửa quá hẹp vì khí tốt sẽ khó được thu nạp. Tuy nhiên, cổng cũng không nên quá rộng để tránh khí vào nhà bị tạp loạn.
  • Vẽ sơ đồ nhà theo đúng tỉ lệ rồii áp la bàn để xem kích thước cửa có phù hợp hay không. Tâm điểm của la bàn là trung cung nhà.
  • Trường hợp vị trí hay kích thước cổng không đúng sẽ ảnh hưởng rất xấu đến các thành viên trong gia đình, khiến mọi người sinh ra hung ác, ghen ghét, bần tiện, nhỏ mọn, tham lam, đố kị…

Nhận xét